Bệnh viêm gan B, do virus HBV gây ra, được xem là một nỗi lo ngại cho tất cả mọi người khi đây là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người sang người với tốc độ cao hơn virus HIV từ 50 đến 100 lần. Lưu ý rằng, viêm gan B là một bệnh ...
Viêm gan B lây qua đường gì? Theo thống kê từ Hepatitis Foundation, các đường lây phổ biến của bệnh viêm gan B gồm:Và dù virus viêm gan B được tìm thấy ở trong nước bọt, nhưng CDC, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã khẳng định là nụ hôn không phải là một đường lây viêm gan B, tương tự như hắt hơi, ôm hoặc sử dụng chung đồ dùng thông thường.
Viêm gan B có lây không? Viêm gan B lây qua đường nào? Đường lây truyền từ mẹ sang con là đường lây nguy cơ cao, có thể lên đến 90% trẻ sơ sinh bị viêm gan B mạn tính nếu mẹ có nồng độ viêm gan B cao và không áp dụng biện pháp phòng ngừa lây cho con. Đây là đường lây quan trọng nhất ở các nước lưu hành bệnh cao như Việt Nam.(1)Có 3 giai đoạn mà mẹ có thể lây truyền virus viêm gan B cho con nhưng không phải giai đoạn nào cũng có tỷ lệ nhiễm như nhau.
Con đường lây nhiễm của viêm gan B thông qua quan hệ tình dục được xem là một trong những đường lây nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh cao.Báo cáo thống kê của Mỹ cho thấy rằng, cứ 10 ca viêm gan B thì có 3 ca là bị lây nhiễm theo đường quan hệ tình dục. Việc quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn không chỉ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tình dục mà còn tăng khả năng nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác. Viêm gan B là một trong những loại bệnh có thể lây qua đường quan hệ bằng việc tiếp xúc với tinh dịch và dịch âm đạo.(2)Vì thế, bạn cần thiết phải sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ để làm giảm khả năng mắc bệnh viêm gan B cũng như những loại bệnh khác.
Viêm gan B được biết là loại bệnh lây truyền qua đường máu bởi vì trong máu có chứa nồng độ virus HBV rất cao. Bất cứ trường hợp nào bạn tiếp xúc với máu hoặc được truyền máu từ người dương tính với viêm gan B đều có thể bị nhiễm virus HBV.Vì vậy, bạn nên cẩn trọng về tính an toàn với những hoạt động có khả năng cao tiếp xúc với máu người khác như: phẫu thuật, đi khám nha khoa, xăm,… Bạn cần phải đảm bảo rằng những dụng cụ này đã thông qua quá trình khử, diệt khuẩn đúng tiêu chuẩn để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm viêm gan B qua đường máu.
Ngoài những đường lây nhiễm nêu trên, viêm gan B lây qua đường nào? Dùng chung kim tiêm hoặc là tái sử dụng lại kim tiêm cũng là một con đường nguy hiểm để truyền virus viêm gan B cho người khác.Nhiễm bệnh khi dùng chung kim tiêm là một dạng của nhiễm bệnh qua đường máu. Vì kim tiêm đã qua sử dụng (có thể là nhiều ngày trước đó), kể cả là kim tiêm sử dụng bên ngoài hay trong môi trường y tế, đều chứa các virus, vi khuẩn. Đây là tác nhân gây ra những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có viêm gan B.
Sử dụng chung đồ dùng cá nhân có chứa máu, dịch tiết của người bị viêm gan B khiến bạn có thể bị lây nhiễm virus từ người đó.Một số vật dụng cá nhân bạn tuyệt đối không sử dụng chung:
Với chủ đề viêm gan B lây qua đường nào? Đường ăn uống cũng được đặt nghi vấn về khả năng truyền nhiễm virus thông qua đường này. Tuy nhiên, trên thực tế, viêm gan B không lây qua đường ăn uống hay những hoạt động sinh hoạt thông thường khác. Ngoại trừ trường hợp người bệnh vô tình bị thương ở miệng trong khi ăn cùng người khác sẽ gây ra nguy cơ lây bệnh cho những người khác.Vì vậy, khi có người thân, hoặc người sống chung nhà bị viêm gan B, bạn không cần phải sinh hoạt riêng để phòng tránh viêm gan B.
Nồng độ virus HBV trong nước bọt rất thấp. Do đó, khả năng để người bệnh truyền virus cho người khác là rất khó xảy ra. Đây cũng là một trong những lý do chính để giải thích cho việc viêm gan B không lây qua đường ăn uống và sinh hoạt thông thường.
Viêm gan B lây qua đường nào? Nụ hôn có phải là một đường lây của viêm gan B không? Tuy nhiên, CDC, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã khẳng định rằng, nụ hôn không tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ người sang người. Dù rằng quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây truyền bệnh cao, là vì bạn tiếp xúc với tinh dịch/dịch âm đạo có chứa nồng độ virus HBV cao. Nhưng với nụ hôn, người hôn chỉ tiếp xúc với nước bọt chứa nồng độ virus HBV rất thấp, do đó khả năng nhiễm viêm gan B là rất thấp.
Viêm gan B được xác nhận là bệnh không lây qua đường hô hấp. Những hoạt động thuộc về sinh hoạt thông thường đều không tiềm ẩn khả năng lây nhiễm viêm gan B. Bên cạnh đó, ho, hắt hơi, ôm cũng không phải là đường truyền virus viêm gan B. Vì thế, người bệnh viêm gan B và người nhà chỉ cần lưu ý về việc không sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Ngoài ra, bạn không cần phải hạn chế tiếp xúc hay cách ly với người bệnh viêm gan B.
Theo nghiên cứu, bên trong sữa người mẹ nhiễm HBV vẫn chứa một lượng virus viêm gan B. Tuy nhiên, nồng độ virus này không đáng kể và dù trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sữa mẹ cũng không phải là một con đường lây truyền virus viêm gan B cho trẻ.
Tương tự như sữa mẹ, trẻ sơ sinh sẽ không bị lây nhiễm thông qua việc bú sữa mẹ. Đường bú là một dạng hình thức như tiếp xúc thân thể với người bệnh và đây không phải là một hình thức để truyền virus viêm gan B từ người sang người.Nhưng cần lưu ý rằng, trong trường hợp trẻ vô tình cắn đầu vú mẹ chảy máu, hoặc đầu vú của mẹ có tình trạng nứt, rạn thì đây chính là nguy cơ đáng lo ngại để trẻ bị lây nhiễm viêm gan B thông qua đường máu từ vết thương của mẹ.
Nếu virus HBV ở thể ít hoạt động thì bệnh viêm gan có lây không? Đây là tình huống những người mắc viêm gan B với tình trạng virus ít hoạt động (nồng độ virus thấp, men gan bình thường, chưa cần điều trị kháng virus). Những người này vẫn có sự hiện diện của virus trong máu và dịch tiết, do đó vẫn có khả năng lây truyền virus HBV cho người khác.
Ý kiến về bệnh viêm gan B lây qua đường muỗi đốt là có cơ sở vì viêm gan B là loại bệnh truyền nhiễm qua đường máu. Tuy nhiên, máu người khi chuyển vào cơ thể của muỗi đã bị thay đổi môi trường và môi trường này không phù hợp để virus viêm gan B tồn tại. Vì vậy, muỗi không có khả năng truyền bệnh viêm gan B cho người.Thông tin thêm rằng, tất cả những bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm bằng đường máu cũng không thể lây nhiễm bằng vết đốt từ muỗi. Bởi vì cơ thể bên trong của muỗi không thể giữ cho các loại virus đó tồn tại nên bạn không cần quá lo lắng về điều này.
Để giải đáp câu hỏi quan hệ một lần có lây nhiễm hay không, bạn cần hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nào. Quan hệ tình dục là một hoạt động tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cao, bởi vì sự tiếp xúc với với tinh dịch và dịch âm đạo. Người bị viêm gan B sẽ có nồng độ virus ở tinh dịch hoặc dịch âm đạo khá cao, đủ để truyền bệnh cho đối phương. Tương tự với việc quan hệ bằng miệng.Như vậy, dù bạn quan hệ một lần nhưng không sử dụng biện pháp an toàn thì nguy cơ lây nhiễm viêm gan B vẫn có khả năng cao. Đồng nghĩa với việc, quan hệ tình dục có sử dụng biện pháp an toàn sẽ giảm thiểu tối đa khả năng lây nhiễm bệnh, kể cả khi bạn quan hệ nhiều lần.
Viêm gan B không lây qua đường ăn uống bao gồm việc uống nước chung. Virus trong nước bọt không đủ nhiều để có thể khiến bạn bị viêm gan B nếu uống chung nước với người bệnh.Tuy nhiên, việc uống chung nước vẫn có thể lây truyền một số loại bệnh khác như:
Vợ chồng là đối tượng có thể dễ dàng lây nhiễm viêm gan B cho nhau nhất với 2 lý do sau:Đây là những hoạt động sinh hoạt vợ chồng, tuy nhiên cũng là một mối nguy hại lớn nếu một trong hai người bị nhiễm viêm gan B. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần thiết p...
Viêm gan có lây hay không? Viêm gan B không thể lây từ cha sang con vì đây không phải là một bệnh về gen nên không có khả năng di truyền. Dù vậy, nếu như con nhận máu hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu từ cha có dương tính với viêm gan B thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh.
Bạn có thể chủ động phòng ngừa hiệu quả viêm gan B bằng cách đến bệnh viện kiểm tra xét nghiệm HBsAg, AntiHBs và tiêm vaccine nếu bạn chưa có kháng thể bảo vệ. Mọi người đều nên thực hiện 2 xét nghiệm này, đặc biệt là những người có người thân (cha mẹ, a...
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!