2.2 Tăng vừa Thường gặp trong các trường hợp viêm gan bởi uống quá nhiều rượu. Chỉ số transaminase gia tăng phần lớn do AST, trị số chỉ hơn mức giới hạn trung bình không vượt quá 2 đến 10 lần. Thời điểm đó, ALT lại có thể chỉ đạt bình thường cũng có thể thấp, do thiếu hụt vitamin B6, đây là phần tử giúp tổng hợp các ALT trong gan. 2.3 Tăng nhẹ Thường gặp trong trường hợp viêm gan do virus cấp, hay xơ gan, di căn gan, hay viêm gan vùng mạn cũng có thể do tắc mật.Hiện nay, người ta thấy nhiều trường hợp men gan có xu hướng tăng nhẹ thời điểm gan nhiễm mỡ. Với trường hợp vàng da do tắc mật, và đặc biệt trường hợp có sỏi vào đường ống mật, thì ALT sẽ tăng không quá 500 UI/L, số rất ít trường hợp ALT tăng tới 3000 UI/L, và sau đó hầu hết đều giảm nhanh về lại bình thường. 3. Chỉ định xét nghiệm ALT, AST trong trường hợp nào? Nhằm đánh giá triệu chứng rối loạn các chức năng gan của bệnh nhân như:Thấy thường xuyên mệt mỏi;Mất đi cảm giác ăn uống ngon miệng;Hay buồn nôn, và nôn nhiều;Đau bụng tại vùng mạn sườn phải;Da vàng;Nước tiểu màu đậm, phân màu nhạt;Cơ thể ngứa ngáy.Nhằm phối hợp cùng nhiều xét nghiệm chỉ định khác chẩn đoán nguyên do bệnh gan:Người tiền sử đã tiếp xúc virus gây viêm gan;Người bị nghiện rượu;Bản thân trong gia đình đã có người tiền sử mắc bệnh gan;Người thường xuyên dùng thuốc ảnh hưởng tới chức năng của gan;Người béo phì thừa cân, hay bị tiểu đường;Các xét nghiệm chỉ số ALT, AST được thực hiện với cả những người dấu hiệu nhẹ ban đầu: mệt mỏi, sụt cân; mục đích loại trừ mọi loại bệnh đang gây nên tổn thương gan.Các xét nghiệm chỉ số ALT, AST được chỉ định sử dụng mục đích theo dõi tiến trình điều trị. Trong toàn quá trình trị liệu, bác sĩ có thể chỉ định thường xuyên nhằm xác định hiệu quả có hay không. 4. Lấy mẫu xét nghiệm ALT, AST như thế nào? Lấy mẫu vào ống xét nghiệm không chống đông dạng serum hay ống chống đông Heparin, EDTA.Không cần nhịn ăn uống trước lấy mẫu xét nghiệm, tuy nhiên lưu ý rằng việc huyết thanh đục sau khi ăn sẽ có thể ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm. 5. Những yếu tố làm ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm ALT, AST Mẫu hồng cầu vỡ làm ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm ALT, AST Mẫu hồng cầu vỡThuốc khiến tăng cao hoạt độ ALT, một số loại thuốc như: ức chế lên men chuyển hoá angiotensin, chống nguy cơ co giật, acetaminophen, thuốc loại thiazid lợi tiểu, thuốc tâm thần hay một số kháng sinh...Thuốc kích thích tăng cao hoạt nồng độ AST: allopurinol, acetaminophen... hay một số kháng sinh, thuốc tránh thai,...Thuốc kích thích giảm xuống hoạt độ AST: trifluoperazine, metronidazol.Tóm lại, việc thực hiện xét nghiệm chỉ số AST và ALT là rất quan trọng và hữu ích để đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh về gan thì chỉ dựa vào 2 chỉ số này là chưa đủ, còn cần thực hiện các xét nghiệm khác do bác sĩ chỉ định để phối hợp phân tích chẩn đoán.Với kinh nghiệm 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi - Nội tiêu hóa, Bác sĩ Đồng Xuân Hà thực hiện thành thạo các kỹ thuật nội soi tiêu hóa chẩn đoán, can thiệp cấp cứu và can thiệp điều trị. Hiện tại, là Bác sĩ Nội soi tiêu hoá Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Đọc thêm
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!