Đông y thường sử dụng bồ công anh để chữa chứng chán ăn, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày. Bên cạnh đó, loại cây này còn giúp cải thiện triệu chứng của các bệnh lý như bệnh chàm, mẩn ngứa, sỏi mật, giúp lợi tiểu và tăng sự co bóp thành ruột. Tuy nhiên, những tác dụng phụ của cây bồ công anh không phải không có.
Cách sử dụng cây bồ công anh
Bạn có thể sử dụng bồ công anh ở dạng khô hoặc tươi tùy thích. Bồ công anh tươi có thể được dùng giống như một loại rau. Hoa và lá của bồ công anh thường được sử dụng để làm salad, nấu canh, xào hay luộc…
Trước khi sử dụng, bạn hãy rửa cây ở dưới vòi nước. Sau đó bạn hãy ngâm cây trong nước có pha một muỗng giấm trắng để loại bỏ ký sinh trùng và bụi bẩn ở cây.
Để tận dụng được dược tính giúp làm mát gan, giải độc, bạn nên dùng bồ công anh để làm trà. Trà của loại cây này thường được chế biến từ hoa hay rễ đã được phơi khô.
Trà bồ công anh: Bạn hãy ngâm hoa hoặc rễ bồ công anh vào trong nước sôi rồi thêm mật ong hoặc bột quế vào để tăng thêm hương vị mỗi khi thưởng thức.
Nước uống rễ bồ công anh: Bạn lấy rễ của bồ công anh đem đi nấu nước để lấy làm nước uống vào buổi sáng thay cho cà phê. Sau khi rửa sạch, bạn hãy lấy dao để cắt nhỏ phần rễ phơi ở nhiệt độ khoảng 200 độ C trong thời gian khoảng 1 giờ để rễ được khô hoàn toàn. Trước khi uống, bạn hãy ngâm phần rễ đã phơi khô trong nước sôi khoảng 10 phút.
Một số bài thuốc khác kết hợp với bồ công anh để chữa bệnh:
- Chữa viêm phổi: Lấy nguyên liệu gồm 30g bồ công anh, 40g bại tướng thảo, 12g hoàng cầm, 12g tiền hồ đem đi sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
- Trị viêm hang vị dạ dày: Lấy 30g bồ công anh, 8g hoàng cầm, 12g bạch thược, 12g uất kim, 6g cam thảo đem đi sắc uống.
- Chữa sưng đau vú ở phụ nữ: Lấy 80g sài đất, 120g bồ công anh, 12g thông thảo, 20g gai bồ kết đem đi sắc lấy nước uống.
Những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng bồ công anh
Khi sử dụng bồ công anh, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Gây ra những phản ứng dị ứng như khó thở, phát ban, da nổi mẩn đỏ, nhất là ở người hay bị dị ứng với phấn hoa.
- Với người có làn da nhạy cảm, chứng viêm da tiếp xúc có thể xảy ra nếu như bạn dùng bồ công anh.
- Bồ công anh có thể gây ra một số tương tác bất lợi đối với một số loại thuốc, nhất là thuốc kháng sinh và thuốc lợi tiểu. Những phản ứng phụ như ngất, dị ứng, đánh trống ngực có thể xảy ra nếu như bồ công anh tương tác với các thuốc có chứa các hoạt chất như Glucuronosyltransferase, Ciprofloxacin Citochrome.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bồ công anh
Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, trong quá trình sử dụng bồ công anh, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Nếu như cơ thể thường hay bị chân tay lạnh, ớn lạnh, dễ bị cảm lạnh, bạn không nên dùng bồ công anh.
- Nếu như sử dụng bồ công anh chỉ với một lượng nhỏ mà bị kiệt sức, mất đi cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, cơ thể đổ mồ hôi… thì bạn cần hạn chế sử dụng và chỉ nên dùng với một liều lượng vừa phải.
- Để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu, bạn nên tránh sử dụng bồ công anh với các loại thực phẩm như đinh hương, ớt, gừng, tỏi, hạt dẻ ngựa, bạch quả, bột nghệ, cỏ ba lá đỏ, bạch dương…
- Nếu như bạn đang dùng thuốc theo toa, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi muốn dùng bồ công anh.
- Trong quá trình dùng bồ công anh, bạn nên theo dõi những phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên, bạn hãy ngừng sử dụng và thay thế bằng việc sử dụng thuốc kháng histamin hoặc những biện pháp khác phù hợp với sự tư vấn từ các bác sĩ.
- Không sử dụng các loại thức ăn như đỗ xanh, rau muống, bia rượu, đồ ăn cay nóng… khi dùng bồ công anh bởi chúng sẽ làm mất đi tác dụng hoặc gây phản tác dụng.
Tránh sử dụng bồ công anh đối với các trường hợp:
- Trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Người bị dị ứng đối với các loại thực vật như hoa cúc, cỏ phấn hương, cúc vạn thọ…
- Bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, mất cân bằng điện - nước sinh lý, suy tim sung huyết.
- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, tắc ống dẫn mật, dị ứng với nhựa cao su.
Trên đây là cách sử dụng và một sốtác dụng phụ của cây bồ công anh. Trước khi sử dụng loại cây này để chữa bệnh, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về chúng và ứng dụng sao cho phù hợp để hiệu quả đạt được ở mức cao nhất nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp