Việc xác định giới tính của em bé khi còn đang trong bụng mẹ được rất nhiều người quan tâm. Nhau bám mặt trước là trai hay gái? Chỉ dựa vào biểu hiện này vẫn chưa xác định được giới tính của em bé. Tuy nhiên, dù em bé là gái hay trai thì đều là giọt máu mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên trân trọng. Cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm hiểu chi tiết nhé!
Nhau thai bám mặt trước là gì?
Nhau thai bám mặt trước là một hiện tượng cho thấy nhau thai phát triển tại thành tử cung trước của mẹ, hoặc có thể hiểu là nhau thai nằm ở phía trước phần đầu của bào thai. Khi siêu âm người mẹ sẽ nhận biết được tình trạng nhau thai bám ở trước hay sau bào thai trong quá trình thăm khám.
Khi nhau thai bám ở mặt trước, vị trí nhau thai nằm sẽ sát về phía bụng và thai nhi đang nằm ngay tại đó. Tình trạng này thường không có gì đáng lo ngại, thai nhi vẫn phát triển bình thường và không có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của thai trong trường hợp mẹ cảm nhận thai chuyển động muộn.
Vị trí của nhau thai sẽ thay đổi trong quá trình phát triển của thai nên việc nhau thai bám trước hay bám sau không có gì lo sợ và các mẹ hãy bình tĩnh đừng quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến bào thai.
Nhau bám mặt trước là trai hay gái?
Thực tế thì hoàn toàn không có căn cứ chính xác nào về việc dựa vào vị trí bám của nhau thai để xác định giới tính của thai nhi. Thông thường, nhau thai bám trước hay ở bất kỳ vị trí nào cũng đều giống nhau.
Hiện nay, vẫn chưa hề có một nghiên cứu nào cho thấy mối liên kết giữa nhau thai và giới tính của trẻ được nhận định chuẩn. Do đó, việc nhau bám mặt trước là trai hay gái thì câu trả lời là vẫn không xác định chính xác được giới tính của trẻ nhé!
Giải đáp những thắc mắc về nhau bám mặt trước
Điều thông thường khi các mẹ nhìn thấy nhau thai bám trước thì không tránh khỏi lo lắng, vì không biết có ảnh hưởng gì đến em bé hay không hoặc nhau thai bám trước thì sinh thường hay sinh mổ... Các thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây để mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bé yêu nhà mình:
Ảnh hưởng tốt hay xấu khi nhau thai bám mặt trước?
Trên thực tế, nhau thai bám trước vẫn được xác định là an toàn, nhưng trong một số trường hợp hy hữu thì việc nhau thai bám thấp sẽ rất nguy hiểm đến bào thai. Khi ở trong tình trạng này, bào thai sẽ đối diện với hiện tượng ngôi thai bất thường khi các bánh thai bám vào vị trí phía dưới của thành tử cung, như vậy sẽ làm tăng cao huyết áp nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi rất cao và cực kỳ nguy hiểm. Do vậy, khi xảy ra hiện tượng như vậy, các mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Nhau thai bám ở trị trí như mặt trước sẽ làm các cơn đau đẻ tăng nhiều hơn, khó chịu ở thắt lưng dẫn đến chuyển dạ khá chậm trong quá trình sinh nở của mẹ. Ở tuần thai 22, các mẹ sẽ nhìn thấy được thai máy; ở tuần 24, 25 các mẹ mới cảm nhận được em bé của mình chuyển động nhẹ thì chắc chắn nhau thai bám mặt trước. Trong trường hợp ở tuần 25 mà vẫn không cảm nhận được thì các mẹ hãy trao đổi với bác sĩ để thăm khám và tư vấn chi tiết về bào thai.
Nhau bám mặt trước thì mẹ sinh thường hay sinh mổ?
Trong trường hợp thai nhi phát triển mạnh khỏe trong bụng mẹ, các mẹ không cần quá lo lắng chuyện sinh nở của mình nhé. Bởi vì việc sinh thường hay sinh mổ sẽ còn dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
Với trường hợp thai nhi nằm chặn tại cổ tử cung khiến cho mẹ sinh thường không được, gây cản trở ách tắc cổ tử cung, bác sĩ thường khuyên các mẹ nên sinh mổ để thấy thai sẽ an toàn cho mẹ và con nhiều hơn. Các mẹ đừng vì lo sợ mà làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Để đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn bé và biết chính xác việc nên sinh thường hay sinh mổ thì hãy khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp dành cho mẹ bầu.
Vị trí bám của nhau thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến em bé?
Nhau thai bám mặt trước có thể dẫn đến một số vấn đề mà mẹ bầu gặp phải như:
- Cảm nhận các cử động của bé không rõ ràng: Nhau thai bám ở mặt trước sẽ tạo nên một bức tường ngăn cách thai nhi với tử cung dẫn đến việc khó cảm nhận cử động của bé, hoặc có khi không cảm nhận được bất kỳ điều gì ngay cả khi đang giữa thai kỳ.
- Khó cảm nhận và nghe được nhịp tim của bé: Điều này không có nghĩa sẽ không thể nghe được tim thai trong trường hợp nhau thai bám ở mặt trước. Bác sĩ siêu âm vẫn sẽ cho mẹ nghe tim thai một cách dễ dàng mà không gặp phải trở ngại nào nếu bé phát triển khỏe mạnh.
- Cản trở các thủ thuật y khoa.
Lưu ý dành cho mẹ bầu khi nhau bám mặt trước
Các mẹ cần lưu ý một số chỉ dẫn của bác sĩ để tránh việc lo lắng quá mức khi nhau thai bám trước:
- Khám thai sản định kỳ đầy đủ trong thời kỳ mang thai.
- Trong thời kỳ mang thai không nên vận động quá nhiều.
- Không sử dụng chất kích thích.
- Mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khi thai gần 9 tháng 10 ngày.
- Lập kế hoạch ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi hợp lý phù hợp với thể trạng của mẹ bầu. Lựa chọn thức ăn dễ tiêu, tăng cường rau củ quả xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Cung cấp hoa quả ép, bổ sung chất sắt, axit folic, canxi giúp cơ thể mẹ hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn.
- Trong thời kỳ mang thai, xuất hiện tình trạng bụng quặn đau và chảy máu bất thường thì lập tức đến bệnh viện ngay. Nếu có các triệu chứng đau thắt tử cung, đau thắt lưng cùng những cơn đau khác ở phần bụng, hãy nói chi tiết cho bác sĩ nắm rõ tình hình để tránh trường hợp nhau thai bị tróc mà không biết.
Các biến chứng của nhau thai bám mặt trước sẽ kiểm soát được nếu phát hiện sớm và được bác sĩ can thiệp kịp thời. Dù không thể đưa ra kết luận nhau bám mặt trước là trai hay gáinhưng các mẹ bầu vẫn nên quan tâm khi có hiện tượng nhau thai bám trước. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về hiện tượng nhau thai bám mặt trước. Ngoài ra, các mẹ nên thường xuyên theo dõi các thay đổi của thai nhi từ những vấn đề nhỏ nhất để đảm bảo em bé có sức khỏe tốt nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: everydayhealth.com