Theo dân gian, có một số loại thảo dược có thể dùng để đun nước tắm có công dụng hạ sốt. Vậy còn với bệnh sốt xuất huyết thì sao? Sốt xuất huyết tắm lá gì? Hiểu rõ các lưu ý cho người bệnh sốt xuất huyết sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ ràng.
Sốt xuất huyết có tắm được không?
Trước khi tìm hiểu sốt xuất huyết tắm lá gì, ta cần hiểu rõ về việc sốt xuất huyết thực sự có nên tắm rửa nhiều hay không. Bởi vì việc tắm rửa sao cho đúng cách cũng là một chú ý quan trọng với bệnh nhân sốt huyết.
Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết thường sẽ lo lắng không biết có thể tắm được không. Nhiều người chọn lau người sơ qua bằng nước ấm, sợ sẽ ốm hoặc sốt nặng hơn. Tuy nhiên, thực ra thì khi bị sốt xuất huyết vẫn có thể tắm rửa được bình thường. Chỉ cần chú ý không tắm bằng nước lạnh và ngâm trong nước quá lâu. Nếu gội đầu thì cần phải sấy khô ngay lập tức, không được để cơ thể bị nhiễm lạnh.
Tuy nhiên, với trường hợp sốt xuất huyết giảm tiểu cầu thì nên đặc biệt chú ý không được kỳ cọ mạnh bởi vì sẽ dễ gây chảy máu dưới da hoặc chảy máu trong cơ, vô cùng nguy hiểm. Hiện tượng này thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh sốt xuất huyết. Trên da sẽ xuất hiện các vết màu đỏ, bầm tím. Bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu cam. Trong giai đoạn này, người bệnh nên hạn chế tắm rửa gội đầu để không gây giãn thành mạch và làm cho tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt hơn hết là người bệnh chỉ nên lau người bằng nước ấm vừa phải, không nên tắm gội quá kỹ trong giai đoạn này.
Nếu trong trường hợp bất khả kháng mà người bệnh cần tắm để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể, nên tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối không được phép dùng nước lạnh để tắm vì sẽ việc tắm bằng nước lạnh sẽ làm mạch ngoài da bị co lại, mạch nội tạng giãn ra, nguy cơ tử vong rất cao.
Người bị sốt xuất huyết khi tắm gội cần lưu ý gì?
Khi sốt xuất huyết, người bệnh vẫn cần phải tắm rửa để đảm bảo vệ sinh cơ thể, không để xuất hiện tình trạng nấm mốc khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Khi đó, cần chú ý những điều sau để không khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:
- Không được tắm hay ngâm trong nước quá lâu.
- Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để tăm, chỉ nên sử dụng nước với độ ấm vừa phải.
- Nếu cần phải gội đầu thì cần sấy khô tóc ngay lập tức, không để tóc ướt lâu khô sẽ dễ bị lạnh.
Đối với những trường hợp bị hạ tiểu cầu do sốt xuất huyết, khi tắm không được kỳ cọ mạnh, phòng tránh nguy cơ bị chảy máu dưới da.
Tình trạng hạ tiểu cầu thường có thể xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh sốt xuất huyết cùng với các triệu chứng đi kèm như chảy máu cam, trên da xuất hiện các đốm xuất huyết hay vết bầm tím, chảy máu chân răng,…
Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh và giai đoạn bệnh mà nên chú ý việc có nên tắm hay không khi bị sốt xuất huyết. Khi tắm thì cần phải đảm bảo tuân thủ theo đúng những lưu ý nêu trên để đảm bảo an toàn cho người bệnh, không để các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Sốt xuất huyết tắm lá gì?
Về câu hỏi sốt xuất huyết tắm lá gì? Thực ra vẫn chưa có nghiên cứu hay minh chứng cho việc tắm lá gì sẽ khỏi bệnh. Thậm chí như đã nói ở trên, trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh còn cần hạn chế tắm rửa để không gây giãn thành mạch và chảy máu dưới da. Việc xông hơi để chữa bệnh cũng được khuyến cáo là không nên áp dụng. Nguyên nhân là vì xông hơi có thể khiến kích thích giãn mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Thay vì tắm lá hay xông hơi, bệnh nhân chỉ cần chú ý bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước và sử dụng Oresol để bù nước. Nếu sốt thì sử dụng Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) dạng đơn chất để hạ sốt theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Chú ý tuyệt đối không dùng Aspirin và Ibuprofen vì chúng là nguyên nhân khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Người mắc sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể được theo dõi điều trị tại nhà. Các phương pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi điều độ và điều trị các triệu chứng. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu.
Đối tượng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết thể nặng thì sẽ cần được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện, có sự theo dõi của các y bác sĩ. Do những đối tượng này có các triệu chứng nặng hơn cần can thiệp y tế và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu hơn.
Cách điều trị sốt xuất huyết cho các bệnh nhân nhẹ tại nhà như sau:
- Theo dõi thân nhiệt thật kỹ, nếu nhiệt độ quá cao lên đến 39 - 40 độ mãi không hạ thì cần đưa tới bệnh viện ngay.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn cơ thể.
- Vệ sinh mắt và mũi bằng nước muối sinh lý tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Dùng thuốc hạ sốt (Paracetamol).
- Bổ sung nước và điện giải.
- Chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp: Chế độ ăn lỏng phù hợp với giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, chế độ ăn nhẹ sẽ phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết sau khi cơn sốt đã giảm và chế độ ăn uống như bình thường khi bệnh đã sang giai đoạn hồi phục.
Trên là các chú ý khi điều trị sốt xuất huyết và lời giải đáp cho câu hỏi sốt xuất huyết tắm lá gì. Việc điều trị sốt xuất huyết cần sự khoa học để tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Thay vì tìm kiếm cách điều trị bằng nước lá, người bệnh chỉ cần tuân thủ theo các chú ý trên, kết hợp với sự chuẩn đoán và tư vấn có bác sĩ, bệnh sẽ sớm hồi phục.
Xem thêm:
- Người bị sốt xuất huyết ăn yến được không?
- Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?