Kể từ buổi chiều ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, 10 lời thề danh dự được tuyên thệ trang trọng bởi 34 cán bộ, chiến sĩ thuộc Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Sự ra đời của Quân đội ta là một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam. Trong lịch sử, lần đầu tiên, một hình mẫu Quân đội kiểu mới được tổ chức và rèn luyện bài bản, đứng lên vì nhân dân, chiến đấu vì độc lập dân tộc dưới sự chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ chúng ta. Ngày 22 12 là ngày gì, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết ngay sau đây nhé!
Ngày 22 12 là ngày gì?
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam - đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời luôn nêu cao vai trò của nhân dân. Người coi nhân dân là một bộ phận không thể thiếu, là nền tảng, là cội nguồn sức mạnh của “Bộ đội Cụ Hồ”. Về sau, hằng năm, ngày này được lấy làm ngày kỷ niệm dấu mốc thành lập nguồn sức mạnh to lớn của sự đoàn kết một lòng giữa quân và dân ta - ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân đội ta giữ vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Không chỉ trong thời chiến tranh mà trong thời bình, tình cảm gắn bó keo sơn giữa quân và dân mãi thiêng liêng và bền chặt. Thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hãy lấy truyền thống quý báu đó làm tiền đề mà ra sức thi đua học tập, lao động góp phần xây dựng quê hương, đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp và phát triển thịnh vượng.
Lịch sử ngày 22/12, ngày Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 22 tháng 12 là ngày gì mà nhân dân cả nước hướng về và tưởng niệm? Cùng với chỉ thị của Bác và tiến hành chủ trương của Trung ương Đảng, vào ngày 22/12/1944, ta thành lập nên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Dưới sự trang nghiêm và long trọng, 34 cán bộ và chiến sĩ đã đọc 10 lời tuyên thệ khắc cốt ghi tâm, sẵn sàng vì nước vì dân, vì độc lập dân tộc.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có lần lượt các đồng chí nắm các chức vụ và vị trí quan trọng bao gồm đồng chí Hoàng Sâm là đội trưởng, đồng chí Xích Thắng giữ chức chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái đảm nhiệm nhiệm vụ Kế hoạch-Tình báo và có quản lý là đồng chí Vân Tiên. Tất cả dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo của Đảng. Họ là ánh sáng mở đường cho các tầng lớp bị áp bức, là sức mạnh vực dậy những đồng bào đang ngày đêm cam chịu bóc lột, tra tấn. Với ý chí căm thù giặc lên đến tận cùng, những người lính cụ hồ nêu cao tinh thần chiến đấu, sẵn sàng hy sinh, bảo vệ đồng bào, giành lại độc lập dân tộc.
Đến năm 1950, đổi tên thành “Quân đội nhân dân Việt Nam” và ngày 22/12/1944 được lấy làm “Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đặt tên mới “Quân đội nhân dân”. Cái tên này mang ý nghĩa, Quân đội của dân, do dân, vì dân, là khúc ruột với nhân dân và được nhân dân đùm bọc.
Ý nghĩa ngày 22/12, ngày Quân đội nhân dân Việt Nam
Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi ngày 22 tháng 12 là ngày gì, chúng ta cùng đi qua ý nghĩa lịch sử của ngày lễ trọng đại này. Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong giai đoạn mới, quân đội ta luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điển hình là việc hệ thống quân đội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong các công tác phòng dịch COVID-19. Hay những chiến sĩ đã không quản ngại nguy hiểm, khó khăn để hỗ trợ nhân dân miền Trung trong các đợt thiên tai bão lũ vừa qua. Những người chiến sĩ ấy luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đất nước cần. Họ là những anh hùng thời bình, là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của Bác.
Trải qua chặng đường lịch sử hơn 70 năm, đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng đáng tin cậy, mưu trí, nghiêm minh. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Nhất mực trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, góp phần làm rạng rỡ lịch sử dựng nước và giữ nước, xây đắp nên những truyền thống vẻ vang của dân tộc. Đây là dịp để chúng ta cùng ôn lại những năm tháng lịch sử hào hùng, những chiến thắng vang dội của quân và dân ta. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào, ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Một số câu hỏi liên quan đến ngày 22 tháng 12
Sau khi tìm hiểu chi tiết ngày 22 12 là ngày gì cũng như nắm rõ ý nghĩa lịch sử của ngày lễ trọng đại thì trong nội dung tiếp theo ngay sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi làm rõ một số thắc mắc liên quan đến sự kiện này.
Tính đến 2024 thì ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam được kỷ niệm tròn bao nhiêu năm?
Năm 2024 sẽ là kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Đội tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944, vì vậy vào năm 2024 sẽ là 80 năm kể từ ngày thành lập.
Các lần đổi tên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trải qua nhiều lần thay đổi tên và phát triển từ khi thành lập.
- Từ thời điểm thành lập vào tháng 12 năm 1944, tổ chức quân sự ban đầu được gọi là “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”. Mục tiêu chính của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tiến hành hoạt động tuyên truyền và giải phóng các vùng chiến đấu khỏi thực dân Pháp.
- Từ tháng 5 năm 1945 đến tháng 11 năm 1945, tổ chức quân sự được biết đến với tên gọi “Việt Nam Giải phóng quân”. Trong thời gian này, tổ chức này tiếp tục tham gia các hoạt động giải phóng và chống Pháp.
- Vào tháng 11 năm 1945, tổ chức quân sự đã được đổi tên thành “Vệ quốc đoàn” hoặc còn được gọi là “Vệ quốc quân”. Đây là tên gọi ngắn gọn để chỉ tổ chức quân sự trong thời gian ngắn sau khi Việt Nam giành được độc lập.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1946, tổ chức quân sự chính thức đổi tên thành “Quân đội Quốc gia Việt Nam”. Trong giai đoạn này, Quân đội Quốc gia Việt Nam trở thành lực lượng quân đội chính thức của Việt Nam.
- Vào năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên mới cho tổ chức từ “Quân đội Quốc gia Việt Nam” thành “Quân đội nhân dân Việt Nam”. Tên gọi mới này mang ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”. Từ đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trở thành tên chính thức và kéo dài cho đến ngày nay.
Ngày 22 12 là ngày gì có được nghỉ không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 113/2016/TT-BQP, chế độ nghỉ lễ ngày 22 tháng 12 của công nhân và viên chức thuộc quốc phòng được quy định như sau:
- Theo quy định trong Bộ luật Lao động tại khoản 11 Điều 112, hằng năm, ngoài nghỉ ngày lễ Tết thì ngày 22/12 - ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam các công nhân và viên chức quốc phòng, các quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ.
- Cấp chỉ huy trung đoàn và các cấp tương đương hoặc trở lên sẽ căn cứ tình hình công tác huấn luyện để phân bổ lực lượng nghỉ lễ, Tết và nghỉ ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam sao cho đảm bảo.
Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo ở đâu?
Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo là một địa danh quan trọng trong lịch sử quân sự Việt Nam. Đây chính là nơi mà Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, một tổ chức quân sự quan trọng, đã ra đời và hoạt động trong giai đoạn tiền lực lượng chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Rừng Trần Hưng Đạo nằm ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Với diện tích rộng lớn và môi trường tự nhiên hoang sơ, khu rừng này đã trở thành nơi trú ẩn và căn cứ quan trọng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Đây là nơi mà tổ chức đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền, chuẩn bị và huấn luyện cho các chiến sĩ trước khi tham gia các cuộc chiến đấu chống lại thực dân Pháp.
Hoạt động nào thường diễn ra vào ngày lễ này?
Ngày 22 12 là ngày gì, là ngày để con cháu đời sau luôn tưởng nhớ và biết ơn đến sự hi sinh anh dũng của ông cha ta, của những người bộ đội Cụ Hồ đã dùng xương máu để đổi lấy hòa bình, tự do và độc lập hôm nay. Trong tuần lễ tưởng nhớ, không ít hoạt động được tổ chức trong xã hội, trong đoàn trường và các ban, các cấp trong các đội ngũ. Trong đó, ý nghĩa nhất là truyền thống thăm tặng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm viếng và thắp hương tại các nghĩa trang liệt sĩ lớn nhỏ trên cả nước.
Những hoạt động này luôn được nhân dân hưởng ứng, nhất là các thế hệ Đoàn viên, học sinh, sinh viên. Người nhỏ việc nhỏ, nhưng tất cả là sự biết ơn và trân trọng thành kính dành cho những anh hùng của dân tộc đã ngã xuống. Truyền thống này cần được gìn giữ và phát huy hơn nữa trong các lớp trẻ, một phần để giáo dục họ về công lao và sự hi sinh của thế hệ trước cũng như nhấn mạnh đến lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và ý chí bảo vệ độc lập, tự do không thể phá vỡ.
Tạm kết
Bài viết trên củaHoàng Hà Mobile đã cho bạn đọc câu trả lời cho câu hỏi ngày 22 12 là ngày gì? Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Họ là những cán bộ chiến sĩ luôn trách nhiệm, không ngừng nâng cao hiệu quả công việc bằng những sáng kiến mới, gần dân để hiểu dân mà giúp được cho dân,… Chúng ta - những thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên trong thời bình, với lòng kính yêu và biết ơn vô hạn, cảm ơn các anh vì đã thắp lên ngọn lửa tin yêu cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
XEM THÊM:
- 30 4 là ngày gì: nguồn gốc và ý nghĩa đáng nhớ
- 19/5 là ngày gì? Ngày 19 tháng 5 năm 1890 là ngày gì?