Theo các chuyên gia khuyến cáo, việc luyện tập cho bé ăn dặm nên được bắt đầu khi bé 4 - 6 tháng tuổi. Bởi khi đó hệ tiêu hóa của bé đã gần phát triển hoàn thiện và có thể tiêu hóa được các loại thức ăn ngoài sữa mẹ. Dưới đây chính là những điều cần lưu ý khi tiến hành ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.
Trẻ 5 tháng đã ăn dặm được chưa?
Theo như những khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ nhỏ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong khoảng 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, từ 4-5 tháng tuổi nhiều trẻ đã bắt đầu có thể tập ăn dặm kết hợp với sữa ngoài. Tuy nhiên trong thời điểm này, ăn dặm được xem là một bữa phụ giúp cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ chứ không phải phương pháp thay thế hoàn toàn.
Do đó, đối với câu hỏi bé 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa, mẹ có thể quan sát những biểu hiện sau:
- Có thể tự giữ thẳng đầu, cổ khi ngồi trên ghế ăn.
- Có phản xạ mở miệng khi mẹ đưa thức ăn đến.
- Có phản xạ sử dụng lưỡi để tém thức ăn từ thìa vào trong miệng.
- Nặng hơn gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Đòi thức ăn khi thấy người lớn dùng bữa.
Khi đã nhận thấy những biểu hiện trên, các mẹ có thể tham khảo cáccách cho trẻ ăn dặm khác nhau để phù hợp với sinh hoạt của gia đình mình cũng như nhu cầu của trẻ.
Bé 5 tháng tuổi ăn đã được những thực phẩm nào?
Nhóm ngũ cốc
Đây là nhóm đầu tiên trong danh sách thực phẩm dành cho bé tập ăn dặm, bởi mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh được độ loãng hay đặc của món ăn. Nếu như bé đã quen thuộc hơn với việc ăn cháo loãng thì việc tập ăn dặm sẽ khá dễ dàng. Mẹ có thể chuyển dần từ việc nấu cháo đặc hơn cho đến các nhóm ngũ cốc khác như yến mạch, khoai lang hay là bắp xay nhuyễn. Trong đó, nhóm ngũ cốc chứa nhiều sắt (loại nguyên cám) rất được khuyến khích bổ sung trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, khi mới bắt đầu, bạn nên cho trẻ thử trước từng loại thức ăn riêng lẻ, để biết trẻ thích ăn thực phẩm gì cũng như có dị ứng với loại đồ ăn nào hay không? Khoảng cách thích hợp để thay đổi và thử các loại thức ăn khác nhau là khoảng từ 3 - 5 ngày.
Nhóm rau, trái cây
Tiêu thụ nhiều rau và trái cây có thể giúp trẻ bổ sung nhiều vitamin cần thiết. Đồng thời, tạo được thói quen ăn uống lành mạnh từ những buổi đầu cho đến nền tảng ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào cũng phù hợp với trẻ. Nên sử dụng: bông cải xanh, bơ, bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi.
Hơn nữa các loại rau củ quả đều phải làm sạch và nấu chín kỹ, sau đó nghiền hay xay nhuyễn cho bé.
Nhóm đạm
Trứng, thịt, các loại đậu, tôm, cá đều là những nguồn cung cấp protein rất tốt cho trẻ. Trong đó, thịt và các loại đậu rất giàu sắt và kẽm do đó được chuyên gia khuyến khích đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy theo kết cấu và độ dai của thớ thịt mà mẹ nên xay hoặc nghiền cho phù hợp.
Thịt lợn, thịt gà, thịt bò xay nhỏ đều có thể kết hợp với các loại rau củ hay ngũ cốc khác giúp bé dễ làm quen hơn.
Những thực phẩm bé 5 tháng tuổi chưa ăn được
Mặc dù việc sử dụng đa dạng các loại đồ ăn được khuyến khích, tuy nhiên vẫn có một số loại thực phẩm trẻ 5 tuổi không nên ăn:
- Mật ong và sữa bò tươi.
- Nước trái cây.
- Các loại hạt, quả hạch, thịt miếng, xúc xích, kẹo,... cứng và có thể khiến cho trẻ bị hóc.
- Sử dụng đường và muối cũng cần tránh khi trẻ chưa được 1 tuổi.
Bên cạnh đó, một số thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như: Động vật có vỏ giáp xác, trứng, lúa mì, sản phẩm từ sữa bò, đậu nành, đậu phộng, cá,... các mẹ cũng cần cẩn thận.
Theo như trang Mayo Clinic, đây là những thực phẩm với khả năng dị ứng cao được ghi nhận trên nhiều trẻ. Do đó, các mẹ nên cho bé ăn thử các loại thức ăn này trước và quan sát dấu hiệu phản ứng dị ứng, sau đó mới chính thức đưa vào thực đơn của trẻ.
Những lưu ý khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm
Cháo chính là thức ăn dặm phổ biến nhất dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để nấu cháo đảm bảo chất lượng, không làm mất các chất dinh dưỡng thì mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Không sử dụng nước lạnh để nấu cháo cho bé: Dùng nước lạnh khi nấu cháo có thể khiến cho các chất có trong gạo dễ bay hơi, làm gạo trương lên. Do đó, mẹ nên dùng nước ấm để nấu cháo, vừa tiết kiệm được thời gian nấu nướng lại vừa giữ được đầy đủ các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Không hâm nóng lại cháo quá nhiều lần trong ngày: Vào giai đoạn 5 tháng tuổi, trẻ thường ăn rất ít, do đó, mẹ cần tính toán để chỉ nấu một lượng vừa đủ cho mỗi bữa ăn. Không nên nấu một lần rồi hâm lại khiến cháo biến vị, mất đi các vitamin và dưỡng chất bổ ích.
- Lựa chọn các loại rau củ theo mùa: Việc chọn mua rau củ theo đúng mùa giúp đảm bảo được độ tươi ngon cũng như tránh các vấn đề về thuốc bảo quản,...
- Không nên rã đông thực phẩm bằng cách dùng nước nóng hay để tan dưới nhiệt độ phòng: Những cách rã đông này có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, hao hụt các chất dinh dưỡng. Rã đông thực phẩm đúng cách là chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát rồi từ ngăn mát ra nhiệt độ phòng.
- Không nên sử dụng những loại rau củ kỵ nhau để nấu nước dùng dashi cho bé. Một số trường hợp cần tránh như sau: củ cải trắng với khoai tây, cà rốt, khoai lang; cà chua với dưa leo,... Bên cạnh đó, các loại rau củ với nhiệt độ chín khác nhau cũng nên nấu theo thứ tự từ chín chậm cho đến chín nhanh. Ngoài ra, nước dashi trữ đông chỉ nên dùng trong vòng 1 tuần để đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng.
Kết luận
Trên đây chính là những điều cần lưu ý khi tiến hành ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Mong rằng bài viết của chúng tôi có thể giúp cho quá trình tập ăn dễ dàng, thoải mái hơn cho cả mẹ và bé.
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp