Trẻ sơ sinh thường hay khóc đêm và khó ngủ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Phản ứng này là tự nhiên và hoàn toàn không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên nếu trẻ khó ngủ thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu thì mẹ cần quan tâm đến khả năng trẻ đang bị thiếu hụt vi chất.
Trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì?
Thiếu chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là danh sách mà các bậc cha mẹ nên lưu tâm bổ sung cho con em của mình để tránh gặp phải tình trạng trên.
Thiếu Canxi
Thiếu hụt canxi là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Thiếu canxi ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương khớp từ đó khiến bé gặp phải hiện tượng nhức mỏi cơ. Đồng thời, quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh khiến cho việc tạo giấc ngủ sâu bị ức chế. Trẻ sẽ hay giật mình, trằn trọc, khó ngủ, hay mơ màng bất an.
Trẻ thiếu canxi thường có các biểu hiện như: Chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, còi xương, hay bị chuột rút, khó ngủ, ngủ không ngon giấc…
Việc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được tư vấn chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính, đồng thời là nguồn bổ sung canxi hiệu quả. Để bổ sung canxi cho trẻ đang bú mẹ, trước hết cần cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người mẹ với những thực phẩm giàu canxi như: Sữa và các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, nước cam, các loại ngũ cốc và hạt, các loại rau lá xanh thẫm, hải sản...
Trẻ sơ sinh thiếu canxi sẽ có giấc ngủ không đầy và sâu
Thiếu Vitamin D
Do vitamin D là hoạt chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi nên các biểu hiện thiếu vitamin D ở trẻ thường tương tự như thiếu canxi. Trẻ thiếu vitamin D không chỉ gây khó ngủ mà còn khiến trẻ bị giật mình, ngủ không sâu giấc, chậm biết đi và mọc răng, rụng tóc, dễ quấy khóc…
Trẻ không bị thiếu hụt vitamin D sẽ có giấc ngủ ngon hơn
Để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ, nên tắm nắng buổi sáng cho cả mẹ và bé. Đồng thời bổ sung các thực phẩm như cá, sữa, lòng đỏ trứng… vào bữa ăn hàng ngày của mẹ để bé hấp thu thông qua sữa mẹ.
Thiếu Magie
Magie là nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất, đảm bảo hoạt động của xương, cơ và hệ thống miễn dịch. Không chỉ vậy, nó còn đóng vai trò hoàn thiện chức năng não, đảm bảo cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh. Nhờ đó tinh thần được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu hơn. Nếu bị thiếu hụt magie chắc chắn trẻ sơ sinh sẽ gặp phải tình trạng mất ngủ.
Biểu hiện thiếu magie ở trẻ: Chuột rút, co giật mí mắt, hay buồn chán, bé lười chơi, uể oải, nhịp tim bất thường, mắc các bệnh về da… Để bổ sung magie cho bé, nên thêm các thực phẩm sau đây vào bữa ăn hàng ngày của mẹ: Rau bina, ngũ cốc, gạo lứt, cá, thịt, thực phẩm từ sữa…
Thiếu Protein
Protein là hoạt chất đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong cơ thể. Chúng chứa nhiều acid amin là thành phần cơ bản tạo nên các tế bào. Các acid amin này còn giữ vai trò hình thành chất dẫn truyền thần kinh hóa học trong não như endorphin, GABA, serotonin. Việc duy trì hoạt chất này sẽ giúp xoa dịu thần kinh, khiến trẻ sơ sinh được thoải mái, dễ vào giấc và ngủ ngon hơn.
Biểu hiện khi trẻ bị thiếu Protein thường thấy như: Khó ngủ, ngủ không sâu, người uể oải, phản ứng chậm, khả năng tập trung kém. Ngoài ra một số trường hợp còn có thể bị rụng tóc, móng tay có dải trắng và đốm nâu, dễ gãy xương khi có va chạm nhẹ.
Thiếu protein sẽ khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, người uể oải
Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên nên sử dụng các loại thực phẩm như yến mạch, hạnh nhân, cá, thịt bò thịt gà, sữa,... để bổ sung magie trong sữa mẹ cho bé bú. Hoặc tham khảo thêm các cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan để chăm sóc trẻ hiệu quả hơn.
Thiếu Sắt
Sắt là một chất cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thiếu hụt sắt có thể khiến não bộ gặp nhiều vấn đề làm cho trẻ thường xuyên lo lắng sợ hãi, suy giảm nhận thức. Do căng thẳng, sợ hãi nên trẻ dễ mệt mỏi và mất ngủ.
Việc thiếu sắt khiến hồng cầu vận chuyển oxy giảm, bé có thể bị suy tim với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, cơ bắp yếu. Trường hợp trẻ thiếu sắt thường có các biểu hiện: Mệt mỏi, chậm chạp, mất tập trung, sút cân, da xanh xao, móng tay móng chân nhợt nhạt, còi cọc, chậm lớn.
Để bổ sung sắt cho sữa mẹ, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu sắt như súp lơ, đậu nành, bơ, thịt bò, thịt gà, cá, trứng…
Ngoài ra, việc thiếu hụt một số vi chất khác như: Thiếu vitamin B12, vitamin C, kẽm, chất béo,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh.
Trẻ thiếu sắt sẽ dễ căng thẳng gây ra mất ngủ
Cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ như thế nào?
Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và trẻ thông qua ăn uống, mẹ nên áp dụng các cách sau để cải thiện tình trạng trẻ khó ngủ, quấy khóc nhiều:
- Giữ không gian ngủ cho trẻ thoáng mát, sạch sẽ và ít tiếng ồn cũng như hạn chế các thiết bị điện tử.
- Tạo thời gian biểu hợp lý cho trẻ ngay từ nhỏ. Nên cho trẻ đi ngủ vào 1 giờ cố định, tới giờ đó bé sẽ tự động buồn ngủ.
- Hạn chế cho trẻ ngủ vào ban ngày quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.
- Nếu trẻ không chịu ngủ, thay vì la mắng, quát nạt mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về bé.
- Để trẻ bớt sợ hãi, bất an nên nằm cạnh bé một lúc. Bạn chỉ cần hát ru hoặc xoa nhẹ lưng con để tạo cảm giác an toàn cũng giúp bé dễ ngủ hơn.
Bài viết trên hi vọng có thể giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì. Từ đó cha mẹ hãy bổ sung thêm vi chất, giúp con ngủ sâu giấc và có cơ thể thật khỏe mạnh. Nếu đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ mà tình trạng không được cải thiện cần đưa bé đến các bệnh viện để kiểm tra.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp