3. Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ do lối sống ít vận động
Lối sống ít vận động có thể làm bạn ngủ không yên giấc, giảm chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, việc duy trì lối sống tĩnh tại trong một thời gian dài còn tăng tỷ lệ mắc trầm cảm, các rối loạn tâm thần khác và hội chứng chuyển hóa, nguy cơ béo phì, các bệnh lý tim mạch,… Thói quen ít vận đồng còn làm tăng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Việc tiếp xúc với màn hình điện tử và ánh sáng xanh sẽ làm bạn khó ngủ vào ban đêm hơn và luôn thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
4. Tập luyện quá sức khiến bạn kiệt quệ và buồn ngủ
Tập các bài tập quá nặng, với lịch tập dày đặc có thể khiến cơ thể quá suy kiệt. Một giấc ngủ ban đêm không đủ để phục hồi, bạn luôn trong trạng thái ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Ngoài ra, vận động quá mức có thể gây đau nhức, thương tích, giảm khả năng hoạt động, giảm cân ngoài ý muốn, thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm.
Đồng thời, nên tránh hạn chế vận động và tập luyện quá sức trước giờ đi ngủ hai tiếng. Điều này sẽ giúp cho giấc ngủ của bạn đạt chất lượng tốt hơn.
5. Căng thẳng tâm lý làm giảm chất lượng giấc ngủ
Căng thẳng quá mức có thể gây mệt mỏi và làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bạn thao thức khó ngủ, thường phải mất hơn 30 phút mỗi đêm mới có thể vào giấc được.
Nếu không thì bạn sẽ thường xuyên bồn chồn, trăn trở giữa đêm, thậm chí phải tỉnh giấc và ra khỏi giường mà không thể ngủ trở lại được. Theo một khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 43% người trưởng thành được hỏi cho biết căng thẳng đã khiến họ tỉnh táo vào ban đêm trong tháng trước.
Ngược lại, việc thiếu năng lượng và buồn ngủ nhiều vào ban ngày cũng góp phần khiến bạn căng thẳng hơn.
Mặc dù bạn không thể tránh khỏi những tình huống căng thẳng trong công việc và cuộc sống, nhưng việc kiểm soát căng thẳng có thể giúp giảm tình trạng kiệt sức và triệu chứng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.